Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Huyết Môn

cay hong mon

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HUYẾT MÔN

Cây huyết môn, cây hồng môn, cây bạch môn,… có tên khoa học: Anthurium.

Cây huyết môn mọc thành bụi, sống lâu năm, có hoa nhiều màu: đỏ, hồng, trắng, tím… Cây huyết môn thường trồng chậu trang trí nội thất, trồng ban công, bồn hoa…

cay huyet mon

Cách trồng cây huyết môn:

Thời vụ trồng tốt nhất là trong tháng 3 dương lịch.

Kỹ thuật nhân giống cây huyết môn

Có thể trồng cây từ gieo hạt, tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá. Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao bén, sạch để tách từ phần thân gốc của cây mẹ, mỗi cây tách ra ít nhất phải kèm theo 2 rễ. Ngâm phần vết cắt vào dung dịch Zinep 20g/10l nước khoảng 5 phút, sau đó đặt nhẹ nhàng vào chậu, cho giá thể vào và ấn chặt xung quanh, chú ý trồng ngang phần cổ rễ, không quá sâu hoặc quá cạn. Phần gốc trồng sang chậu khác.

cay huyet mon

Kỹ thuật trồng cây hồng môn

– Đất cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt, có thể sử dụng đất sạch trộn sẵn đang có mặt trên thị trường. Tùy vào nhu cầu trồng hồng môn cắt hoa hay chưng chậu mà chúng ta có thể trồng luống hoặc trồng thẳng vào chậu.

– Nếu làm luống: rộng 1,6m, dài tùy theo khổ đất. Xung quanh có bờ để đổ vật liệu vào dày khoảng 20cm. Trồng hàng cách hàng 40x40cm.

– Trồng hàng cách hàng 40x40cm

– Mùa khô ngày tưới nước 2 lần

Trồng trong chậu: dùng chậu có kích thước lớn, dung tích tối thiểu là 5 lít. Đáy chậu có nhiều lỗ để tạo độ thông thoáng cho bộ rễ phát triển. Khi trồng xong cần phải được kê cao bằng gạch hoặc treo lên để ngăn chặn bệnh xâm nhiễm từ đất vào trong giá thể cây trồng.

cay huyet mon

Cách chăm sóc cây huyết môn:

Không nên bón lót cho cây khi trồng. Sau trồng khoảng 50-60 ngày có thể tưới hoặc bón phân cho cây. Lượng phân bón cần cho cây hồng môn tính trên 1ha trong mỗi tháng là: 60kg (N); 50 kg (P2O5); 120 kg (K2O), 40 kg (CaO); 16 kg (MgO); 20 kg lưu huỳnh.

Có thể sử dụng phân đơn chất hoặc phức hợp quy đổi theo lượng tương đương, chia làm 4 lần bón trong 1 tháng bằng cách hòa loãng tưới vào cây hoặc có thể rải vào mép chậu 1 tháng/1 lần

Sau khi trồng để nơi râm mát 10 – 15 ngày cần chuyển chậu sang khu vực dưỡng cây, có nhiều ánh sáng hơn. Bón phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài ra bà con có thể phun thêm các chế phẩm như phân đầu trâu (tỷ lệ: 20-20-15 +TE), Atonik, B1… và che bớt ánh sáng (tỷ lệ sáng thích hợp là 70%) giúp cây sinh trưởng tốt, cho nhiều hoa, hoa to, màu sắc rực rỡ hơn.

Cách tỉa lá già: Cần tỉa bỏ lá già để tạo độ thông thoáng cho luống trồng và để nụ hoa phát triển tốt. dùng dao bén, sạch cắt đoạn cuống lá chừa lại từ 2 -3 cm, sau khi cắt xong mỗi luống phải làm sạch dao và sát trùng bằng cồn sau đó mới cắt luống tiếp theo. Sau khi cắt dùng dung dịch Kasuran phun vào vết cắt để phòng thối cuốn lá.

cay huyet mon

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp phun phòng trừ các đối tượng dịch hại như nhện đỏ, sâu ăn lá, tuyến trùng, bệnh thối củ, thối gốc, thối thân… Cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Hồng môn rất ít bị sâu bệnh. Dùng thuốc UNITOX liều lượng 150-300 ml/héc ta. Pha từ 3-8 ml/bình 8 lít phun ướt trên lá.

Dùng Lannate có thể phòng trị tuyến trùng. Tạo độ thoáng tốt cho cây kết hợp với cắt bỏ lá già, lá úa thường xuyên còn là phương pháp phòng bệnh khá hữu hiệu cho hoa hồng môn.

Rầy mềm (Myzus circumflexus): – Đầu tiên bám vào mặt dưới của những lá già, sau đó phát triển mạnh và bao phủ toàn bộ cây. Do vậy cần phát hiện sớm để phun thuốc và tỉa bỏ bớt các lá già. Có thể tham khảo sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran

Nhện đỏ(Tetranychus cinnabarinus) Thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng ấm. Nhện đỏ thường núp dưới mặt lá, chích hút nhựa lá làm lá có rất nhiều chấm nhỏ li ti. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin benzoate.

Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis) Là côn trùng rất nhỏ, dạng thuôn dài, di chuyển rất nhanh, thường ẩn nấp dưới mặt lá, chồi hoa, chồi lá. Bọ trĩ chích hút làm lá quăn lại, hoa và lá non quăn queo. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin benzoate

Sên nhớt: phá chồi lá và hoa do vậy cần phát hiện sớm và rải thuốc diệt nhớt có thành phần Methaldehyt để phòng trừ.

Bệnh thán thư (Collectotrichum spp.) Trên lá xuất hiện những đốm nâu đỏ có viền ngoài màu vàng, sau đó lan rộng ra bề mặt lá. Bệnh còn xuất hiện trên hoa, tốc độ lây lan nhanh. Phòng trừ bằng cách hạn chế độ ẩm trong nhà trồng, vệ sinh thông thoáng khu trồng, tỉa bỏ bớt các lá bệnh và tiêu hủy. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ như: Carbendazim, Benomyl, Thiophanate-Methyl, Azoxytrobin phun theo liều lượng khuyến cáo.

Bệnh thối rễ (Pythium spp., Rhizoctonia spp., Phytophthora spp.) Bệnh có triệu chứng một phần hay toàn bộ rễ bị nâu hóa, nâu đen, cây phát triển còi cọc đến khi chết héo. Phòng trừ bằng cách kiểm tra độ thông thoáng của giá thể. Khi giá thể lâu ngày kém thông thoáng nên thay mới bằng giá thể khác. Tiêu hủy cây bị bệnh và vùng giá thể có cây bị bệnh, vệ sinh thông thoáng khu trồng. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Validamycin, Iprodione, Thiophanate -Methyl, Pencycuron. Fosetyl Aluminium.

Bệnh thối gốc (Fusaium spp., Cylindrocladium spp.) Triệu chứng: ngay phần thân gốc tiếp giáp với mặt đất có vết đốm nâu, sau đó lan rộng. Trong điều kiện ẩm có thể thấy lớptơ màu trắng phát triển trên bề mặt đốm bệnh. Bệnh phá hủy hệ thống thân và rễ của cây. Phòng trừ bằng cách kiểm tra độ thông thoáng của giá thể. Khi giá thể lâu ngày kém thông thoáng nên thay mới bằng giá thể khác. Tiêu hủy cây bị bệnh và vùng giá thể có cây bị bệnh, vệ sinh thông thoáng khu trồng. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Iprodine, Thiophanate-Methyl, Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.

Bệnh đốm lá (Septonia sp.) Bệnh đốm lá (Septonia sp.) Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Maneb, Mancozeb, Chlorothalonil, Benomyl.

Sưu tầm và biên soạn.