Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Sâu Bệnh Trên Cây Nắp Ấm

cay nap am

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

SÂU BỆNH TRÊN CÂY NẮP ẤM

Thông thường các loài cây ăn thịt nói chung và đại diện phổ biến là cây nắp ấm rất ít bị các loài sâu bệnh tấn công. Lý do, đây là cây bắt côn trùng – cây bắt mồi, chúng thu hút côn trùng và tiêu hóa. Thân cành lá của cây thường rất khô và xơ, không phải là khoái khẩu của một số loài côn trùng. Tuy nhiên, không phải chúng hoàn toàn miễn nhiễm với các loài côn trùng, vào một số thời điểm trong năm chúng ta vẫn phải phòng tránh và khi xuất hiện các tác nhân thì xử ngay lập tức.

1. Sâu cuốn lá:

cay nap am

Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalí Guenee
Thuộc họ Pyralidae , bộ Lepidoptera.
Thời điểm xuất hiện:

Thường là đầu mùa mưa, đây cũng là mùa của nhiều sâu bệnh hại. Thông thường ta sẽ thấy có bướm xuất hiện, có màu trắng, vàng nhạt nâu. Bướm sẽ đẻ trứng vào những chồi lá còn non. Ta sẽ thấy lá cuốn lại cho nên ông bà gọi tên là sâu cuốn lá.
Sâu cuốn lá tác hại cũng không nhiều trên cây ăn thịt. Chúng chỉ ăn phần lá non , đọt cây làm cây xấu đi, và phải chờ ra lại đợt mới. Lá già thường khá cứng, sâu không ăn được. Tuy vậy cũng đủ làm mất đi vẻ đẹp của cây.

Cách diệt:
+ Chúng ta có thể sử dụng thuốc hóa học mua ở những tiệm cây trồng: Padan 95SP, Gegent 800WP, Sumithion 50 EC, Karte 2,EC…
+ Tuy nhiênphương pháp này có vẻ độc hại. Nếu mật độ trồng ít, ta có thể bắt bằng tay. Ngay khi thấy các dấu hiệu xuất hiện của sâu và bướm, chúng ta thường xuyên quan sát và diệt bằng tay cũng đơn giản. Nếu cuốn là chỉ mới bị cuốn lại và đẻ trứng thì lúc này tác hại nhiều khi chưa nhiều, chúng ta sẽ vạch lá ra ( gọi là ” vạch lá tìm sâu ” ) và bóp những quả trứng, nếu có sâu, ta xử ngay lập tức, sâu thường không to nên cũng không đáng sợ lắm đâu. Bắt bướm và giết như ông bà ta vẫn thường làm. Kinh nghiệm cho thấy mất khoảng 1 tuần đổ lại là tiêu diệt sạch sẽ.

2. Các loài rệp , rầy nói chung:

Chủ yếu là rệp nhảy, rệp ống, rầy nâu, phấn trắng. Đa số là do khi trồng chung trong vườn có nhiều loài hoa khác như hoa hồng, các loại dây leo rễ thòng , những cây thường xuyên có rầy và rệp tấn công có thể sẽ lây sang cho vườn nắp ấm của chúng ta. Chúng thường sinh sôi trên vòi hoa, chồi lá, chồi ấm, thời điểm sinh sôi mạnh thường trong khoản tháng 5 và tháng 10.

Cách diệt:
+ Cắt tỉa cành lá bị rệp hại và tiêu hủy.
+ Sử dụng thuốc hóa học bán từ tiệm cây trồng như: Sherpa 0,1 – 0,2%, Trebon 0,15 – 0,2%.
+ Ta có thể sử dụng cách thủ công như, pha loãng nước rửa chén, nhớt xe để rửa những chồi bị rệp tấn công. Sau đó phun đều lên khắp cây và những cây xung quanh. Sau 5 phút rửa nhanh lại bằng nước sạch toàn bộ cây.

3. Sên trần, sên có vỏ, ốc đầu đinh

cay nap am

Đây là những kẻ thù truyền kiếp gặp ở rất nhiều loài cây. Đặc biệt ở môi trường trồng cây ăn thịt ẫm ướt như chúng ta là môi trường sinh sôi tốt cho những loài này. Thường chúng sẽ sinh con trong đất, chất trồng, đáy chậu .v.v.v Sên hay phá rễ, phá lá non. Đặc biệt là ” Sên trần ” ( hay còn gọi là con Bà Chằn ) với kích thướt khá to ( nhìn giống đĩa ) bò lung tung, có khi vào nhà và để lại những vệt nhớt trên đường đi rất dơ. Với số lượng sinh sản nhanh và nhiều, những loài sên nói chung đều là những nổi ám ảnh đối với nhà nông. Tuy trên cây ăn thịt, chúng không phá hoại được nhiều nhưng vẫn làm ảnh hướng đến vườn cây ăn thịt của chúng ta.

Cách diệt ốc, sên trần ( bà chằn ):
+ Bắt thủ công bằng tay nếu số lượng cây trồng ít. Tuy nhiên không triệt để lắm, và mất nhiều thời gian. Cứ mỗi tối chúng lại bỏ ra ăn, chúng ta nếu có thời gian mới có thể làm được điều đó. Cách này có thể kết hợp với dùng bẫy bằng rau củ, khoai tây, để đó và tối chúng bò ra ăn, thu hút số lượng lại một chỗ rồi giết.
+ Dùng thuốc hóa học: ta có thể hỏi tại các tiệm cây cảnh, có dạng thuốc dạng bã cho sên ăn vào và chết. ( tên botus thì phải )
+ Ta có thể dùng những cách dân gian cũng khá hiệu quả: như rãi vôi bột, xin tóc về cắt nhuyễn, tưới nước pha tỏi .v.v.Hoặcrãi vôi bột vào những góc sên hay đi qua và ẩn nấp. Thường xuyên dọn dẹp cắt tỉa dọn rác trong vườn để phát hiện hung thủ và tiêu diệt. Ông bà ta sau mỗi mùa vụ đều cày cuốc đất lên, bón phân bón vôi để diệt mầm bệnh.
Chúc các bạn tìm được những phương pháp hiệu quả cho vườn nhà mình nhé.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụngđịa điểm mua cây bắt mồi, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Nguồn Internet